Theo Nghị định này, quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Đây là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động phải bảo đảm cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.
Mức lương trả cho người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng quy định. Ảnh minh họa: Hạ Anh |
Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:
Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ;
Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên;
Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề;
Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học;
Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;
Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.
Hải Nguyên
- Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện không ít các doanh nghiệp đã có những hợp tác tốt để chung tay với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong công tác đào tạo nghề.
" alt=""/>Tăng lương tối thiểu cho người lao động làm công việc đòi hỏi qua đào tạo nghềhttps://www.vlive.tv/video/126893
![]() |
Chờ Công Phượng trở lại |
Sau 2 trận không được ra sân, thậm chí ở vòng đấu trước Công Phượng còn không có tên trong danh sách thi đấu của Incheon Unied, liệu vòng 10 K-League diễn ra hôm nay, tình thế có khác cho CP23?
M.N
" alt=""/>Link trực tiếp Công Phượng Incheon United vs Gangwon, 14h ngày 5Đây là con số thấp so với tiềm năng du lịch lớn ở quốc gia này", chị Nguyễn Lan Uyên (blogger du lịch còn gọi là Saru), chia sẻ sau chuyến đi Kyrgyzstan.
Vị khách Việt chinh phục hẻm núi Skaza Canyon.
Tới Kyrgyzstan vào những ngày giữa tháng 10 trong chuyến đi kéo dài 9 ngày, chị Uyên đi đường bộ từ cửa khẩu nước láng giềng Kazakhstan để đặt chân tới Kyrgyzstan (quốc gia trong lục địa của Trung Á). Ấn tượng đầu tiên của vị khách Việt là cái lạnh thấu xương dù nhiệt độ ngoài trời chỉ 5 độ C.
Nơi làm thủ tục nhập cảnh là hai chiếc chòi khá bé giữa ranh giới hai quốc gia, khách qua lại phải đứng ngoài trời trong cái lạnh khủng khiếp vùng thảo nguyên Trung Á.
Nhân viên biên giới thấy chị Uyên đứng run rẩy ngoài trời nên hỗ trợ kiểm tra giấy tờ và đóng mộc rất nhanh. Sau khoảng 30 phút, cuối cùng vị khách Việt được lên xe để đi tiếp.
Thời điểm chị Uyên tới, Kyrgyzstan đang là mùa thu. Rừng cây chuyển sang màu lá vàng tạo nên cảnh sắc nên thơ. Dù là mùa du lịch nhưng khách tới đây rất thưa thớt. Từ thủ đô Bishkek cho đến các vùng xa xôi hẻo lánh, vị khách Việt hiếm khi gặp khách du lịch.
Mùa thu vàng ở Kyrgyzstan đẹp nhưng lại thưa vắng khách du lịch.
Khi hiking (đi bộ đường dài) đến thung lũng Altyn Arashan, chị Uyên mới thấy khách quốc tế xuất hiện nhưng cũng chỉ khoảng 20 người, dù điểm này khá nổi tiếng.
"Tôi thấy bất ngờ vì với vẻ đẹp vào mùa thu ở Kyrgyzstan, có lẽ khách phải đông hơn nhiều mới tương xứng với tiềm năng. Có thể, quốc gia này thu hút những người đam mê leo núi và đi bộ đường dài, hơn là khách du lịch nghỉ dưỡng thuần túy", chị nói.
Một trong những điều bất ngờ trong hành trình này khiến chị Uyên nhớ mãi, đó là sự biến chuyển khó lường của thời tiết ở quốc gia được bao phủ 70% bởi dãy núi Thiên Sơn.
Dù chọn đi vào mùa thu lá vàng, nhưng các vị khách trong chuyến này đều bất ngờ được đón cơn mưa tuyết đầu mùa. Đó là khoảnh khắc xuất phát từ thủ đô Bishkek tới vườn quốc gia Ala Archa, nơi chỉ cách nhau chừng 40km nhưng khung cảnh trước mắt đã thay đổi ngoạn mục từ mùa thu lá vàng đến mùa đông trắng xóa tuyết.
Địa hình ở Kyrgyzstan chủ yếu gồm đồi núi, thung lũng và các dòng sông chảy xiết nên cả nhóm đã thuê một chiếc xe chuyên dụng của Nga để đến thung lũng Altyn Arashan ở độ cao hơn 2.400m.
Sau khi đi được một đoạn, chị cùng một người bạn xuống xe, chuẩn bị thêm lương thực, nước uống và bắt đầu chuyến hiking khoảng 7km đường núi trong thời gian 70 phút.
30 triệu đồng cho chuyến đi 9 ngày
Chị Uyên nhận thấy giá cả ở đây khá rẻ. Thậm chí, một bữa ăn đầy các món tại nhà hàng lớn nhưng mức giá cũng chỉ tương đương với bữa ăn bình thường ở các thành phố lớn của Việt Nam.
Là quốc gia Hồi giáo nên người dân không ăn thịt lợn. Đa số các món đều là bò, gà, cừu, và có cả vịt nướng xiên. Các món truyền thống trong bữa cơm gia đình không thể thiếu bánh mì phết mứt và trà nóng làm từ các loại quả mọng.
"Ăn tại nhà hàng lớn với bữa ăn 5, 6 món kèm cả đồ uống, mỗi khách chỉ mất khoảng 200.000 đồng. Nếu bạn chọn ăn các món ngoài đường phố sẽ rẻ hơn khá nhiều, một bữa ăn no nê chỉ khoảng 40.000 đồng", vị khách này nói.
Với kinh nghiệm từng đi nhiều nước trên thế giới, chị Uyên cho rằng Kyrgyzstan là nơi phù hợp với những khách mê trải nghiệm các cung đường đi bộ đường dài như thung lũng Altyn Arashan hoặc vườn quốc gia Ala Archa.
Đây là nơi rất nhiều tuyến đường để người nghiệp dư cũng như dân leo núi chuyên nghiệp thoải mái chinh phục. Và đương nhiên, nền tảng thể lực tốt là điều mỗi khách cần tự rèn luyện.
Với chuyến đi 9 ngày, vị khách Việt nhẩm tính chi tiêu trong vòng 30 triệu đồng nếu tự túc đi qua 2 quốc gia Kazakhstan - Kyrgyzstan dưới hình thức road trip (thuê xe tự lái, hoặc thuê tài xế) và băng qua biên giới đường bộ.
Nếu khách đi theo nhóm đông từ 5 đến 10 người, trong đó có thành viên sở hữu bằng lái quốc tế thì nên thuê xe tự lái hoặc thuê tài xế lái.
Trong trường hợp đi theo nhóm nhỏ dưới 5 người, khách Việt có thể chọn đi Marshrutka, một loại xe bus địa phương và chỉ xuất phát khi kín khách chứ không theo giờ cố định. Ngoài ra, khách có thể đi chung taxi với những người lạ để chia tiền. Hình thức này cũng khá phổ biến ở các quốc gia vùng Trung Á.
Chi phí cho dịch vụ lưu trú ở đây được phân chia thành nhiều loại tùy theo lựa chọn của khách. Cụ thể, giá thuê giường tầng tập thể là rẻ nhất, khoảng 700 som/ngày (200.000 đồng). Thuê ở homestay gia đình giá 1.000 som (300.000 đồng), giường trong lều khoảng 1.500 som (500.000 đồng) và phòng khách sạn dành cho 2 người khoảng 3.500 som/ngày (1 triệu đồng).
Theo World Population Review, Kyrgyzstan là quốc gia nghèo thứ 5 ở châu Á (tính theo GDP đầu người) và thuộc top 10 quốc gia nghèo nhất thế giới.
Số liệu thống kê năm 2020 cho thấy, khoảng 1/4 dân số Kyrgyzstan (tương đương hơn 1,6 triệu người) sống dưới mức nghèo khổ. 73,7% trong số họ là cư dân ở các khu định cư nông thôn.
" alt=""/>Đến một trong những nước nghèo nhất thế giới, khách Việt gặp nhiều bất ngờ